Là nhà mạng thứ 4 tại thị trường Myanmar, Mytel đặt mục tiêu trở thành nhà mạng lớn nhất cả về hạ tầng và kinh doanh. Mytel là mạng di động đầu tiên và duy nhất ở Myanmar được đầu tư công nghệ hiện đại nhất, công nghệ 4G trên phạm vi toàn quốc ngay khi khai trương.
![]() |
Mytel cũng là công ty duy nhất có kênh hỗ trợ khách hàng qua video call, giải đáp thắc mắc bằng tiếng dân tộc Shan (ngôn ngữ bản địa của người Shan tại Myanmar với khoảng 6 triệu dân, các mạng khác chỉ có tiếng Myanmar và tiếng Anh).
Trong năm đầu tiên đi vào kinh doanh, Mytel đầu tư hơn 7.000 trạm thu phát sóng 4G và hơn 30.000 km cáp quang, phủ khắp đất nước Myanmar. Bên cạnh một hạ tầng bặng rộng di động rộng khắp, Mytel cung cấp thêm nhiều giải pháp góp phần xây dựng xã hội thông minh, như: Giải pháp nông nghiệp thông minh (Nextfarm), Hệ thống quản lý tín hiệu đèn giao thông (Smart Light), Ví điện tử, Thiết bị giám sát hành trình…
Ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng Giám đốc Mytel cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một xa lộ thông tin thực sự với hạ tầng 4G rộng khắp, tiếp thêm sức mạnh cho người dân, đất nước Myanmar trong cuộc cách mạng 4.0. Cũng như đã từng triển khai tại nhiều thị trường quốc tế khác, Viettel luôn đăt mục tiêu đứng số 1 về băng rộng di động, giúp cải thiện đáng kể thứ hạng trên thế giới về hạ tầng viễn thông tại quốc gia mà chúng tôi đầu tư”.
![]() |
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Mytel dự kiến dành 80 triệu USD trong 15 năm cho các dự án trách nhiệm xã hội tại Myanmar, trong đó 80% ngân sách này sẽ được phân bổ cho việc hỗ trợ lĩnh vực giáo dục. Internet trường học là dự án cộng đồng đầu tiên mà Mytel thực hiện, với cam kết đưa Internet băng rộng miễn phí tới 1.535 trường học trên khắp lãnh thổ Myanmar.
Bên cạnh đó, Mytel cũng cung cấp nguồn ngân quỹ chính hàng năm trong vòng 3 năm cho cuộc thi Tin học Quốc tế và hợp tác phát triển hệ thống phần mềm quản lý giáo dục của Myanmar.
Trong số 10 thị trường quốc tế mà Tập đoàn Viettel đã kinh doanh, Myanmar là quốc gia có tốc độ triển khai hạ tầng viễn thông nhanh nhất, thực hiện cuộc gọi đầu tiên và là VoLTE (thoại HD) chỉ dưới một năm kể từ ngày bắt đầu xây dựng mạng lưới (ngày 11/2/2018). Đây là thị trường nước ngoai lớn nhất của Viettel tính đến thời điểm hiện tại. Myanmar được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tăng trưởng tích cực cho Viettel.
Tuy nhiên, Viettel cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, như tỷ lệ thâm nhập các dịch vụ viễn thông tại Myanmar đã lên tới 75% dân số, giá cước (thoại và dữ liệu) rẻ (hiện tương đương với Việt Nam, khoảng 2 UScent/phút), sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà mạng tại Myanmar…
![]() |
“Những thách thức lớn đang đón chờ Viettel, với kinh nghiệm triển khai kinh doanh tại 9 thị trường nước ngoài, cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả, Viettel tự tin cạnh tranh với các nhà mạng tại Myanmar”, ông Nguyễn Thanh Nam, TGĐ Mytel khẳng định.
Cùng với thời điểm khai trương, Tập đoàn Viettel công bố chính sách “miễn cước” roaming cho các khách hàng Việt Nam tới Myanmar và chiều ngược lại với khách hàng của Mytel. Chính sách này đã tạo ra một vùng 4 quốc gia không còn cước roaming quốc tế nếu sử dụng mạng di động của Tập đoàn Viettel gồm: Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia.
Tính đến thời điểm khai trương mạng di động Mytel tai Myanmar, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài của Viettel là hơn 2 tỷ USD. Vốn đã đầu tư là 1,19 tỷ USD và lợi nhuận đã chuyển về Việt Nam là 516 triệu USD, tức là chiếm gần 45% tổng số vốn đã đầu tư.
Doãn Phong
" alt=""/>Viettel khai trương mạng di động quốc tế thứ 10 tại MyanmarMặc dù rất nhiều công ty tuyên bố là tốt hơn Ethereum nhưng cho đến hiện tại, đó chỉ là những tuyên bố. EOS tuyên bố là “Ethereum on Steroids”, đó là nghĩa đen mà những chữ cái E O S đại diện, tuy nhiên mainnet của họ đã không ra mắt và mọi thứ vẫn còn khá mập mờ.
Chưa kể thực tế là 50% nguồn cung cấp EOS được giữ bởi 10 ví điện tử. Hiện tại thì EOS chẳng hề phân quyền như tuyên bố. Với lượng lớn nguồn cung cấp được sở hữu bởi một nhóm nhỏ, rất dễ để thao túng, nhưng đó là một câu chuyện khác.
NEO được phát hành ngay sau Ethereum. Chúng ta thấy NEO là đối thủ cạnh tranh có tiềm năng nhất nhưng khối lượng dApp cần thiết lại chưa đủ để nó thực sự gây ra mối đe dọa.
Ethereum có hàng tỷ USD tài trợ đã được thu về thông qua token ERC20 tung ra trên nền tảng. Sự ra đời của token ERC20 đã thay đổi cuộc chơi. Bây giờ bất cứ ai có một sự hiểu biết nhẹ về Solidity (ngôn ngữ lập trình của Ethereum) có thể token hóa bất cứ thứ gì.
Ethereum là nguyên nhân của cơn sốt ICO mà chúng ta đã chứng kiến trong năm 2017. Chỉ trong năm 2017, 871 ICO đã thu về tổng cộng 6.101.438.558 USD.
Bởi vì rất dễ dàng để tạo ra các token ERC20 nên chúng chiếm đa số vốn trong thị trường tiền mã hóa. Nếu Ethereum sụp đổ thì những coin này sẽ thế nào.
Sự thật là 90% nhà phát triển và doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng blockchain mới sẽ làm điều đó trên nền tảng Ethereum. Nhiều nhà phát triển hơn có nghĩa là có nhiều dự án hơn, điều này dẫn đến có nhiều những người tạo công cụ hơn và tài liệu học tập tốt hơn cho nhà phát triển, từ đó tạo ra cơ hội tốt hơn để tạo ứng dụng, tạo nhiều nhà phát triển và dự án hơn.
Cuối cùng, có quá nhiều tiền đầu tư vào các công ty được xây dựng trên mạng Ethereum. Điều này khiến cho Ethereum sẽ khó mà biến mất được ít nhất là trong khoảng thời gian sắp tới.
" alt=""/>Ethereum: những lý do cho thấy sức ảnh hưởng khó thay thếGần 2/3 biết rằng các tìm kiếm của họ có thể được lưu trữ và chia sẻ với các bên thứ ba. Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến có thể dẫn đến hai vấn đề lớn. Đầu tiên, Internet chứa vô vàn những lời khuyên không đáng tin cậy, có thể dẫn đến kết luận sai, những sợ hãi không cần thiết, và tự chẩn đoán không chính xác. Thứ hai, khi tìm kiếm thông tin về sức khỏe của bạn, bạn có thể vô tình chia sẻ dữ liệu y tế cá nhân đó với các nhà quảng cáo và các bên thứ ba khác, khiến quyền riêng tư và bảo mật của bạn gặp rủi ro.
Sau đây là những điều bạn cần biết, khi tìm kiếm thông tin y tế trên mạng Internet.
Các chuyên gia nói rằng một số thông tin y tế trên mạng Internet có thể hữu ích, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết hoài nghi.
"Bác sĩ Google có thể là một bác sĩ nguy hiểm", Bennett Shenker, Tiến sĩ, trợ lý giáo sư về y học gia đình và sức khỏe cộng đồng nói.
Trong một nghiên cứu năm 2014, Shenker đã sử dụng ba công cụ tìm kiếm chính (Ask, Bing và Google) để tìm kiếm các triệu chứng. Ông đánh giá năm kết quả hàng đầu từ mỗi công cụ.
Ông thấy rằng đối với các bệnh tương đối phổ biến – kết quả chẩn đoán có thể đạt 70% mức độ chính xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác mà ông đã tiến hành cho thấy "độ chính xác bắt đầu giảm đáng kể với những triệu chứng bệnh bất thường – và chỉ còn khoảng 30% với những triệu chứng bệnh hiếm gặp nhất".
Lời khuyên của Shenker là: Đừng nhập các triệu chứng bệnh của bạn vào thanh tìm kiếm và nhấp vào kết quả đầu tiên xuất hiện. Thay vào đó, hãy tìm câu trả lời từ các nguồn có uy tín, bao gồm các trang web của chính phủ như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Viện Y tế Quốc gia.
Ngoài ra, có các trang web cung cấp công cụ kiểm tra triệu chứng — các công cụ tương tác lấy thông tin về các triệu chứng của bạn và cung cấp cho bạn danh sách các nguyên nhân có thể xảy ra. Ateev Mehrotra, MD, phó giáo sư về chính sách y tế và y khoa tại Trường Y Harvard, người đã nghiên cứu các công cụ này, cho biết những trang web như thế có thể mang lại sự chính xác cao hơn một chút so với việc chỉ cần gõ triệu chứng vào một công cụ tìm kiếm.
Trong một nghiên cứu năm 2015, Mehrotra đã xem xét hiệu suất của một số nguồn thông tin y tế, triệu chứng bệnh và nhận ra một lỗ hổng phổ biến: những trang web này có thể khuyên bạn gặp chuyên gia y tế khi bạn không cần thiết phải làm điều đó, lời khuyên này một phần để bảo vệ họ khỏi các nhiệm vụ pháp lý. Bạn có thể không thực sự phải đến gặp bác sỹ với những trường hợp đơn giản như cảm lạnh.
Tìm kiếm các triệu chứng sức khỏe của bạn trên Google hoặc tìm kiếm thông tin trực tuyến có thể khiến bạn cảm thấy như một "trải nghiệm cá nhân" – bởi vì, sau khi tất cả, không có bác sĩ hay y tá nào, chỉ có bạn và chiếc máy tính.
Nhưng khi bạn truy cập một trang web, các bên thứ ba – là những thực thể khác ngoài bạn và trang web bạn đang truy cập - thường có thể biết bạn đã truy cập một website. Các bên thứ ba có thể là những người bạn quen thuộc, như Facebook, Google và Twitter, có thể theo dõi một số hành vi trực tuyến của bạn ngay cả khi bạn không trực tiếp sử dụng chúng hoặc đó có thể là các công ty quảng cáo và phân tích mà bạn chưa bao giờ nghe đến.
Tim Libert, Tiến sĩ, một nhà nghiên cứu thuộc khoa khoa học máy tính tại Đại học Oxford, so sánh việc tìm kiếm trên internet như nhìn vào tấm gương hai mặt. "Phía sau tấm gương là một thế giới bí ẩn các công ty đang theo dõi những gì bạn làm", ông nói. Trong một nghiên cứu năm 2015, Libert đã xem xét hơn 80.000 trang web chứa thông tin về các bệnh thông thường và thấy rằng hơn 90% các trang web phân phối dữ liệu của người dùng cho bên thứ ba, chẳng hạn như Adobe, Amazon, Facebook, Pinterest và nhiều hãng khác.
Mục tiêu chính của tất cả hoạt động theo dõi này là nhắm mục tiêu quảng cáo tới bạn.
Trong khảo sát về quyền riêng tư y tế của Consumer Reports, 45% người được hỏi cho biết họ đã xem quảng cáo trực tuyến được cá nhân hóa dựa trên thông tin sức khỏe hoặc tìm kiếm y tế của họ - chẳng hạn như hiển thị quảng cáo thuốc cảm lạnh sau khi họ tìm kiếm "các triệu chứng cảm lạnh".
Có tới 50% những người nhìn thấy các quảng cáo đó cảm giác "sợ hãi", một số thấy tiện lợi. Tuy nhiên, cái hại đằng sau đó mới là điều đáng nói.
Đầu tiền, người ta đơn giản là có thể cảm thấy bối rối. Giả sử bạn tra cứu một vấn đề sức khỏe trên máy tính nhà hoặc nơi làm việc, như là chứng bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Sau đó, quảng cáo về thuốc chữa chứng bệnh này có thể hiển thị trước mặt một trong những người dùng đồng nghiệp của bạn – và rõ ràng nó tiết lộ thông tin về bản thân mà bạn có thể muốn giữ bí mật.
Nhiều tác hại nguy hiểm hơn cũng có thể xảy ra. Chẳng hạn, hồ sơ dữ liệu mà công ty có về bạn có thể không ẩn danh hoặc tách biệt với các thông tin nhận dạng cá nhân, như tên, địa chỉ, số điện thoại của bạn và hơn thế nữa. Một số công ty, chẳng hạn như Facebook và Google, yêu cầu thông tin đó khi bạn đăng ký dịch vụ của họ. Các bên thứ ba khác có thể nhận thông tin cá nhân bằng cách theo dõi hoạt động của bạn trên các trang web yêu cầu bạn đăng nhập. Bạn có thể sẽ nhận được một danh sách những email về các căn bệnh mãn tính mà bạn có.
Các công ty lớn nhất, chẳng hạn như Google, cho biết họ không cung cấp thông tin nhận dạng của bạn khi họ bán dữ liệu cho các công ty khác, mà chỉ chia sẻ hồ sơ ẩn danh. Nhưng, không có gì đảm bảo rằng một công ty vô đạo đức sẽ không bán hồ sơ họ có về bạn, bao gồm tên và địa chỉ đi kèm, cho những người mua khác. Ví dụ, có thể, dữ liệu của bạn sẽ xuất hiện trên nền tảng kiểm tra việc làm.
Một khả năng khác, là một công ty quảng cáo thu thập hồ sơ của bạn dựa trên lịch sử duyệt web và tìm kiếm trên internet của bạn có thể không bảo vệ dữ liệu an toàn. Nghĩa là hồ sơ của bạn, bao gồm bất kỳ thông tin y tế nào chứa trong đó, có thể dễ bị hacker đánh cắp.
Hầu hết chúng ta sẽ rất khó cưỡng lại việc tìm kiếm các thông tin y tế, sức khỏe trên mạng Internet, đặc biệt khi chúng ta đang vướng vào những triệu chứng bệnh tật nào đó. Nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giúp bảo vệ sự riêng tư của bạn.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Duck Duck Go, công cụ tìm kiếm này cho biết không theo dõi, lưu trữ hoặc chia sẻ lịch sử tìm kiếm của bạn. (Tuy nhiên, khi bạn nhấp vào một trang web từ kết quả tìm kiếm, các bên thứ ba vẫn có thể thấy hoạt động đó). Có một ứng dụng nữa gọi là "Disconnect", nó chặn các trình theo dõi của bên thứ ba (gói miễn phí của Disconnect bảo vệ trình duyệt của bạn và gói trả tiền bảo vệ toàn bộ thiết bị hoặc máy tính của bạn). Các trình chặn quảng cáo khác có thể thực hiện một kết quả tương tự. Bạn cũng có thể thay đổi một số cài đặt trình duyệt để giúp chặn một số hành vi theo dõi nhất định.
Mạng riêng ảogiúp đảm bảo sự riêng tư khi bạn hoạt động trực tuyến tại một mạng công cộng.
Tor là một trình duyệt nhằm mục đích giúp bạn ẩn danh, hoặc "bạn gần như hoàn toàn được ẩn danh trên web". Nhược điểm là Tor là không dễ dùng, vì thế nó sẽ tốt hơn cho những người có hiểu biết về công nghệ.
" alt=""/>Có nên khám bệnh bằng bác sỹ Google?